I. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng (UI/UX là gì)?
Trải nghiệm người dùng (trong tiếng anh là User Experience, được viết tắt là UX) là cảm xúc, thái độ của một người khi sử dụng website, ứng dụng, sản phẩm nào đó. Khi tối ưu UX không chỉ bao gồm các tính năng, giao diện người dùng (User Interface – UI) mà còn nhiều khía cạnh khác như: kinh nghiệm, tình cảm, giá trị nhận được khi tương tác với website.
II. Tại sao cần tối ưu hoá trải nghiệm người dùng?
Tối ưu UI/UX là điều cần thiết đối với mỗi website, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển web. Dưới đây là một số lý do chính nên tối ưu trải nghiệm người dùng:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: khi người dùng có trải nghiệm tốt với website/sản phẩm họ có nhiều khả năng thực hiện hành động mong muốn. Ví dụ như: mua hàng, đăng ký, sử dụng dịch vụ…
- Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng: nếu website mang lại trải nghiệm tốt sẽ nâng cao cơ hội khách hàng quay lại website, sử dụng website nhiều lần.
- Tăng mức độ hài lòng của người dùng: mọi người cảm thấy hài lòng, có thiện cảm với trang của bạn nếu cung cấp trải nghiệm tốt cho họ.
- Tăng thứ hạng SEO: UX/UI là yếu tố quan trọng để Google xếp hạng website. Nếu tối ưu được UX/UI, website sẽ cải thiện thứ hạng đáng kể.
- Tăng cơ hội cạnh tranh: trong thị trường cạnh tranh ngày nay, việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng để giúp bạn nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể Idigi – Cam kết chuyển đổi 200%
II. Quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng website
Thiết kế UX, UI trên website là một quy trình lặp đi lặp lại. Mọi người cần liên tục nghiên cứu – phân tích – thiết kế – phát triển – đánh giá – cải tiến website để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Một quy trình thiết kế trải nghiệm người dùng gồm 5 bước chính sau:
- Bước 1: Nghiên cứu
Xác định mục tiêu: bạn cần xác định rõ mục tiêu của website, đối tượng người dùng mà bạn muốn hướng đến.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: tiến hành phân tích website của các đối thủ cạnh tranh để tham khảo thêm đồng thời xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ.
Nghiên cứu người dùng: thực hiện khảo sát, phỏng vấn và thu thập dữ liệu về nhu cầu, hành vi và mong muốn của người dùng.
- Bước 2: Phân tích
Phân tích dữ liệu nghiên cứu: phân tích dữ liệu thu thập được để xác định các vấn đề cần giải quyết và có định hướng tối ưu trải nghiệm người dùng.
Tạo personas người dùng: xây dựng personas người dùng để mô tả chi tiết các nhóm đối tượng người dùng chính.
Lập sơ đồ hành trình khách hàng: lập sơ đồ để mô tả hành trình của người dùng từ khi truy cập website đến khi thực hiện hành động mong muốn.
- Bước 3: Thiết kế
Thiết kế giao diện: thiết kế giao diện website sao cho dễ sử dụng, dễ hiểu và thu hút người dùng.
Thiết kế kiến trúc thông tin: sắp xếp nội dung website logic và khoa học để người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết.
Thiết kế tương tác: tạo các tương tác giữa người dùng và website để mang lại trải nghiệm mượt mà và hấp dẫn.
- Bước 4: Thực thi
Lập trình website: phát triển website dựa trên thiết kế đã được phê duyệt.
Kiểm tra: thử nghiệm website để đảm bảo chức năng hoạt động tốt và không có lỗi.
- Bước 5: Đánh giá và cải thiện
Thu thập phản hồi người dùng: thu thập phản hồi từ người dùng để đánh giá hiệu quả của website đồng thời xác định các điểm cần cải thiện.
Phân tích dữ liệu website: dựa vào dữ liệu web để theo dõi hiệu quả hoạt động và xác định các điểm cần tối ưu hóa.
Cải tiến: tiếp tục cải tiến website dựa trên dữ liệu thu thập được và phản hồi của người dùng.
III. Hướng dẫn 11+ cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng hiệu quả
1. Tạo ấn tượng tốt cho người dùng từ lần đầu
Ấn tượng lần đầu gây ảnh hưởng rất lớn đến người dùng. Nếu website của bạn được thiết kế chỉn chu mọi thứ sẽ dễ dàng ghi điểm với mọi người từ đó chiếm được thiện cảm của người dùng, gây ấn tượng mạnh hơn về thương hiệu, tăng cơ hội người dùng quay lại trải nghiệm web cũng như sản phẩm/dịch vụ.
2. Sử dụng khoảng trắng
Khoảng trắng (hay còn gọi là white space), bạn có thể sử dụng cách bị động hoặc chủ động:
- Sử dụng khoảng trắng chủ động: tạo khoảng trống xung quanh các yếu tố quan trọng như tiêu đề, hình ảnh, nút CTA; dùng khoảng trắng để phân chia các phần nội dung khác nhau; khoảng trắng để tạo điểm nhấn cho các yếu tố quan trọng.
- Sử dụng khoảng trắng bị động: là sự giãn cách giữa các dòng, các đoạn văn trên website.
3. Tối ưu CTA
CTA là lời kêu gọi hành động, giúp bạn tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên website hiệu quả. Nên đặt CTA ở các vị trí dễ thấy, sử dụng màu sắc và font chữ nổi bật. Bên cạnh đó cần chú ý nội dung CTA, sử dụng các câu ngắn gọn, xúc tích, mang tính thúc đẩy hành động.
Ví dụ: Đăng ký ngay để nhận ưu đãi giảm giá 20%
Tải xuống miễn phí bản dùng thử 30 ngày
Mua ngay để nhận quà tặng miễn phí
4. Thiết kế website tương thích với nhiều thiết bị
Hiện nay, người dùng sử dụng nhiều thiết bị để truy cập internet vì thế bạn cần web có thể tương thích với các thiết bị khác nhau. Để đảm bảo dù người dùng có truy cập bằng thiết bị nào thì vẫn có trải nghiệm tốt nhất.
Một số phương pháp chính để thiết kế web linh hoạt, tương thích nhiều thiết bị như: Responsive design, Adaptive design, Fluid layout…Ngoài ra bạn cũng có thể điều chỉnh về hình ảnh, size chữ, kích thước các nút trên web…
5. Tối ưu tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng (UX) và SEO. Trang web tải chậm dễ làm người dùng mất kiên nhẫn, thoát trang, dẫn đến giảm tỷ lệ chuyển đổi và thứ hạng SEO.
Để kiểm tra tốc độ tải trang bạn hãy sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights hoặc Pingdom. Đồng thời xem gợi ý từ các công cụ này để cải thiện tốc độ load trang.
6. Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng – Sử dụng content vừa đủ
Dù website có được thiết kế đẹp, trải nghiệm mượt mà nhưng content không được chú trọng thì cũng không thể thu hút người dùng. Vì thế bạn cần đầu tư nội dung, mang lại giá trị thiết thực cho người dùng. Nên sử dụng content ngắn gọn, đầy đủ thông tin, không lan man sang vấn đề khác.
7. Tạo hyperlink nổi bật
Hyperlink (hay còn gọi là siêu liên kết) là một liên kết được nhúng vào văn bản hoặc hình ảnh, cho phép người dùng truy cập nội dung khác khi nhấp vào. Bạn cần làm nổi bật những liên kết này để tăng tỉ lệ nhấp chuột của người dùng, cung cấp thông tin nhanh chóng khi họ có nhu cầu.
8. Sử dụng gạch đầu dòng
Người dùng có nhiều lựa chọn để tìm kiếm thông tin nên nếu bạn không cung cấp thông tin nhanh chóng sẽ không thể giữ chân người dùng. Vì thế bạn nên sử dụng gạch đầu dòng để làm nổi bật thông tin quan trọng, mọi người dễ dàng tìm kiếm khi truy cập website.
9. Khắc phục lỗi 404
Lỗi 404 là vấn đề gây ra bởi kỹ thuật, làm cho mọi người không thể truy cập đến trang mà họ mong muốn. Tuy nhiên nếu muốn tối ưu hoá trải nghiệm người dùng bạn cần khắc phục lỗi này.
Xem ngay: Lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
10. Tối ưu hình ảnh trên trang
Bạn cần chọn hình ảnh bắt mắt, có độ sắc nét cao để thu hút người dùng. Bên cạnh đó cần đồng bộ về kích thước, chọn định dạng, thêm thông tin cho ảnh (tiêu đề, mô tả, chú thích…) để mang đến ấn tượng tốt cho người dùng.
11. Tạo sự thống nhất giữa các trang
Tạo sự đồng bộ giữa các trang là một yếu tố quan trọng để nâng cao trải nghiệm người dùng (UX) trên website. Khi người dùng di chuyển từ trang này sang trang khác, họ nên cảm nhận được sự liền mạch và dễ dàng sử dụng.
Một số yếu tố quan trọng cần có sự đồng bộ như: kích thước chữ, font chữ, màu sắc, khoảng cách giữa các dòng, các phần…
Trên đây là những thông tin chi tiết về tối ưu hoá trải nghiệm người dùng. Tin rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về điều này cũng như có thể cải thiện UX, UI trên website của mình. Chúc bạn thành công.