Liên kết là một phần không thể thiếu trong SEO. Thông thường các liên kết sẽ được chia thành 2 thuộc tính là nofollow và dofollow. Trong bài viết này Idigi sẽ giúp bạn giải đáp link dofollow là gì? cũng như chia sẻ cách hoạt động, ứng dụng của loại link này.
Link dofollow là gì?
Link dofollow là loại liên kết có thuộc tính rel=”dofollow” trong mã HTML. Khi Googlebot gặp dofollow link sẽ theo dõi liên kết đó và truy cập trang vào web được trỏ đến. Từ đó giúp thu thập và lập chỉ mục của trang đích. Đồng thời tạo tín hiệu tích cực để Google đánh giá thứ hạng website.
Tuy nhiên nếu link dof có nguồn gốc từ website xếp hạng thấp truyền đến sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến trang cần SEO. Vì thế bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng link dof cho website của mình.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website tại idigi – Cam kết lên TOP bền vừng
Tầm quan trọng của link dofollow trong SEO
Link dofollow đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể:
Truyền tải “sức mạnh” và uy tín:
- Khi bot Google gặp link dofollow sẽ đi theo liên kết đó và truyền tải “sức mạnh” từ trang web này sang trang web được trỏ đến.
- Việc sở hữu nhiều backlink dofollow chất lượng từ các trang web uy tín sẽ giúp website của bạn được Google đánh giá cao hơn, từ đó tăng TrustRank (chỉ số tin cậy) và PageRank (chỉ số xếp hạng).
- Cải thiện thứ hạng website: backlink dofollow là yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Việc sở hữu nhiều backlink dofollow chất lượng sẽ giúp website của bạn:
- Tăng độ liên quan: Google đánh giá website có nhiều liên kết liên quan đến chủ đề chính sẽ có nội dung chất lượng cao, từ đó tăng thứ hạng website.
- Tăng độ phổ biến: backlink dofollow giúp website được nhiều người biết đến hơn, thu hút traffic tự nhiên và tăng thứ hạng website.
Đa dạng hóa nguồn traffic: backlink dofollow giúp bạn thu hút traffic từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào các kênh SEO truyền thống như SEO từ khóa hay content marketing. Việc đa dạng hóa nguồn traffic sẽ giúp website của bạn:
- Giảm thiểu rủi ro: Nếu một kênh SEO gặp vấn đề, website của bạn vẫn có thể thu hút traffic từ các kênh khác.
- Tăng hiệu quả SEO: Việc kết hợp nhiều kênh SEO sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả SEO tối ưu.
Cách kiểm tra dofollow link
Để biết một liên kết bất kỳ có phải là link do hay không, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Kiểm tra mã nguồn HTML
- Mở trang web bạn muốn kiểm tra bằng trình duyệt Chrome hoặc Firefox.
- Nhấp chuột phải vào liên kết bạn muốn kiểm tra và chọn “Kiểm tra” (Inspect).
- Tìm đến thẻ a chứa liên kết.
- Kiểm tra thuộc tính rel. Nếu thuộc tính rel có giá trị là dofollow, thì liên kết đó là dofollow.
Ví dụ mã nguồn HTML của link do:
<a href=”https://www.idigi.vn/” rel=”dofollow”>This is a dofollow link</a>
Sử dụng tiện ích SEOquake
- Truy cập vào cửa hàng Chrome rồi tìm tiện ích SEOquake.
- Thêm tiện ích vào trình duyệt.
- Tìm đến mục Cài đặt của SEOquake (hình bánh răng cưa) -> tick chọn mục Highlight nofollow.
Như vậy nếu link nào là link nofollow sẽ có dấu gạch ngang trên anchor text hoặc link trần. Những link không có dấu gạch ngang là link do. Trong một số trường hợp bạn sử dụng SEOquake lâu sẽ dẫn đến tình trạng tiện ích không kịp phân tích link do/no. Lúc này hãy tắt tiện ích đi rồi bật lại sẽ cho bạn kết quả chính xác nhất.
Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Có nhiều công cụ SEO có thể giúp bạn kiểm tra dofollow link, ví dụ như: Ahrefs, Semrush, Majestic…
Các công cụ này cho phép bạn nhập URL trang web bạn muốn kiểm tra và sẽ hiển thị danh sách tất cả các liên kết trên trang web đó, bao gồm cả thông tin về thuộc tính rel.
Hướng dẫn sử dụng link dofollow hiệu quả
Mặc dù link dofollow truyền sức mạnh trực tiếp cho website nhưng bạn không nên lạm dụng sử dụng 100% backlink là link do (dễ bị Google cho là spam). Mà bạn cần kết hợp sử dụng link nofollow. Tỉ lệ link do và no là 70 – 30. Nghĩa là cứ có 7 link do thì sẽ có 3 link no.
Với những link trỏ ra bên ngoài (external link) bạn không nên để thuộc tính dofollow, tránh tình trạng sức mạnh website bị truyền ra bên ngoài. Nên để thuộc tính nofollow cho tất cả external link.
Trên đây là toàn bộ thông tin về link dofollow là gì. Hãy đón đọc bài tiếp theo của Idigi để tìm hiểu về link nofollow. Và nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về SEO hãy comment để được giải đáp sớm nhất có thể.