EEAT là thuật ngữ xuất hiện trong SEO từ năm 2014 nhưng đến nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu cốt lõi EEAT là gì? Làm thế nào để cải thiện yếu tố này trong bài viết? Vậy hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của Idigi.
I. EEAT là gì trong SEO?
E – E – A – T (từ viết tắt của Experience – trải nghiệm, Expertise – chuyên môn, Authoritativeness – thẩm quyền, Trustworthiness – độ tin cậy) là một yếu tố quan trọng để Google đánh giá chất lượng tổng quan của trang web bất kỳ. Khi trang đạt được các yếu tố EEAT càng cao thì được xếp hạng càng cao.
Tiếp theo, hãy cùng đi phân tích cụ thể về từng khóa cạnh của EEAT:
1. Experience – trải nghiệm
Trải nghiệm là yếu tố được Google đánh giá ở bất kỳ nội dung nào trên website, từ bài post đến các lượt comment, đánh giá sản phẩm. Nội dung do người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó sản xuất sẽ được “ưu ái” xếp hạng cao hơn các nội dung khác.
Trên thực tế, người dùng cũng yêu thích các nội dung do người có trải nghiệm sản xuất. Ví dụ khi tìm kiếm “địa điểm vui chơi cuối tuần ở Hà Nội”, mọi người sẽ thích đọc các bài mà người viết đã từng đến các địa điểm đó để vui chơi như thế mới có những review chân thực.
2. Expertise – chuyên môn
So sánh bài viết về “cách lập kế hoạch SEO tổng thể” của một chuyên gia trong lĩnh vực và một newbie thì chắc chắn bài của chuyên gia sẽ được đánh giá cao hơn. Sở dĩ như thế vì chuyên gia là người có chuyên môn, họ đã lập kế hoạch SEO cho hàng trăm doanh nghiệp nên bài viết của họ chắc chắn hữu ích hơn bài của một người mới vào nghề.
Google chú ý đến trải nghiệm của người dùng nên chắc chắn sẽ xếp hạng các bài viết hữu ích cho người dùng ở thứ hạng cao.
3. Authoritativeness – thẩm quyền
Vấn đề thẩm quyền có liên quan trực tiếp đến danh tiếng. Google sẽ ưu tiên những trang web có danh tiếng tốt, được mọi người ưu tiên truy cập khi tìm hiểu về vấn đề nào đó. Điển hình như Wikipedia có tính thẩm quyền cao nên thường xuất hiện ở TOP 0, TOP 1 khi có người tìm kiếm.
Nhưng cũng cần hiểu rằng vấn đề thẩm quyền chỉ mang tính tương đối. Trang web của bạn được đánh giá cao ở lĩnh vực sức khỏe nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ được đánh giá cao ở lĩnh vực nội thất.
4. Trustworthiness – độ tin cậy
Độ tin cậy là chỉ số quan trọng, được Google cố gắng đánh giá thông qua việc đo lường về chuyên môn, trải nghiệm cũng như quyền hạn của nội dung. Nếu bài viết không có độ trust đồng nghĩa với việc người dùng phải đọc các thông tin sai lệch, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Đặc biệt những website liên quan đến vấn đề sức khỏe, có ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng càng phải có độ tin cậy cao. Vậy nên cần phải chứng minh sự minh bạch, hợp pháp cho trang web.
Xem ngay: Dịch vụ SEO tổng thể tại Idigi – Cam kết đưa từ khoá lên TOP nhanh chóng
II. 10+ tips cải thiện yếu tố E – E – A – T trong SEO
Khi đã tìm hiểu EEAT là gì cũng như bản chất các tố này trong SEO thì ngay sau đây hãy cùng đi khám phá 10+ cách để cải thiện E – E – A – T cho website.
1. Nhận nhiều lượt nhắc lại từ các nguồn uy tín
Hiểu một cách đơn giản, bạn sẽ càng nổi tiếng khi có nhiều lượt nhắc đến bạn trên Google cũng như các mạng xã hội khác. Website của bạn cũng thế, nếu như được các trang web khác đề cập, giới thiệu thì sẽ được Google đánh giá càng cao.
Tuy nhiên cần đề cao chất lượng của các nguồn nhắc lại. Nếu bạn chỉ chú ý đến số lượng lượt nhắc mà không chú ý đến độ uy tín của nguồn sẽ dễ làm website bị spam. Một số cách để đảm bảo các lượt nhắc uy tín như:
- Hợp tác với những người có chuyên môn, sức ảnh hưởng.
- Mua Guest post ở các web có thẩm quyền cao.
- Tạo ra các nguồn tài nguyên giá trị.
2. Tạo dựng hệ thống backlinks chất lượng
Backlinks là yếu tố quan trọng trong SEO offpage và góp phần cải thiện yếu tố EEAT hiệu quả. Khi website của bạn nhận nhiều backlink từ các trang khác chứng tỏ web của bạn có độ uy tín cao trong lĩnh vực đó.
Khi làm backlink bạn nên chọn những website có cùng chủ đề, cùng ngành với web của mình. Nếu có điều kiện hãy xây dựng các web vệ tinh để đặt backlink về site chính.
3. Tương tác với người dùng
Khi website nhận được càng nhiều nhận xét tích cực trên Google map, social sẽ càng được Google đánh giá cao. Bởi điều đó chứng tỏ trang của bạn uy tín, làm hài lòng người dùng.
Ngoài ra bạn cũng cần phản hồi, tương tác lại với những nhận xét đó. Vừa giúp tăng thêm những lượt đánh giá khác vừa chứng minh được sự minh bạch của web.
4. Nội dung được tạo bởi các chuyên gia
Như đã đề cập ở trên, chuyên gia là yếu tố quan trọng giúp bài viết của bạn intop. Vậy nên hãy hợp tác với các chuyên gia trong lĩnh vực của bạn để sản xuất nội dung. Nếu trong lĩnh vực sức khỏe, hãy để xác chuyên gia kiểm duyệt nội dung.
5. Tạo địa chỉ liên lạc chi tiết trên trang web
Đây là yếu tố nhỏ nên nhiều người không chú ý mà bỏ qua trên trang web. Nhưng thực tế website có đầy đủ thông tin liên hệ (số điện thoại, email, địa chỉ…) sẽ được đánh giá là có tính minh bạch cao.
6. Kiểm tra độ nhận diện thương hiệu trên Google
Độ nhận diện thương hiệu không chỉ hữu ích trong kinh doanh mà còn hỗ trợ cải thiện E – E – A – T trong SEO. Hãy thử tìm kiếm từ khóa chính trong ngành của bạn trên Google để xem có xuất hiện những thông tin về trang web, thương hiệu của bạn không. Và tìm kiếm các biện pháp định vị thương hiệu cao trong ngành.
7. Xác thực website trên Wikipedia
Tạo xác thực cho web trên Wikipedia là cách hiệu quả để tăng độ trust. Bởi Wikipedia là web có thẩm quyền cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biên tập được trên web này. Bạn cần tìm các đơn vị có uy tín để hợp tác xác thực, tránh gặp tình trạng “tiền mất tật mang”.
8. Thường xuyên kiểm tra nội dung
Bạn cần kiểm tra nội dung cũ của web để checklist EEAT. Hãy thường xuyên cập nhật ngày đăng, nội dung của các bài viết để đảm bảo tính mới, đáp ứng nhu cầu của người dùng ở thời điểm họ tìm kiếm.
9. Thực hiện quảng bá bài viết
Không phải cứ viết bài rồi đăng là xong mà bạn cần giới thiệu bài viết đến nhiều người hơn nữa. Thực hiện quảng bá bài viết trên các mạng xã hội có nhiều người dùng, các diễn đàn có tương tác cao, các forum cùng chủ đề.
10. Quảng bá nội dung trên đa nền tảng
Kết hợp tiếp thị nội dung trên đa nền tảng là điều cần thiết trong thời đại ngày nay. Bạn sẽ cần nhiều thời gian để sản xuất nội dung phù hợp với từng nền tảng (Youtube, Postcard…). Nhưng lâu dần những nền tảng đó sẽ đưa người dùng về website của bạn, tăng sức mạnh cho trang.
Trên đây là phần giải đáp cho câu hỏi “EEAT là gì” cũng như những chia sẻ liên quan. Tin rằng sau bài viết này bạn sẽ cải thiện được E – E – A – T trong quá trình SEO website. Chúc bạn thành công.
Xem thêm: Google Panda là gì? 4 biện pháp khắc phục khi bị phạt