Google Penguin là một thuật toán của Google nhằm loại bỏ đi những website có nội dung kém chất lượng và sử dụng các chiến thuật SEO mũ đen. Vậy làm thế nào Google Penguin có thể kiểm soát được những trang web như vậy? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Google Penguin là gì?
Ra mắt vào tháng 4 năm 2012, Google Penguin là công cụ hữu ích được Google phát triển nhằm ngăn chặn các hành vi spam liên kết, nhồi nhét từ khoá hoặc tạo ra những liên kết kém chất lượng trên website để tiến hành xử phạt. Đây được xem như là một phiên bản mở rộng của Google Panda và đã tạo ra sự thay đổi lớn đối với những công ty làm dịch vụ SEO thời bấy giờ.
Google Penguin là một công cụ giúp ngăn chặn các hành vi spam liên kết của trang web
Mục đích ra đời của Google Penguin
Trước đây, số lượng liên kết trong một bài viết đóng một phần quan trọng trong kết quả SEO. Nội dung bài viết không cần quá trau chuốt mà chỉ cần gia tăng số lượng liên kết thì vẫn có thể vượt qua những bài viết có chất lượng cao. Không những vậy, các bài đăng spam liên kết này còn có thể đứng đầu trang của bảng xếp hạng tìm kiếm.
Chính bởi việc tạo ra số lượng lớn các liên kết và sử dụng chiến thuật đáng ngờ, Google Penguin được ra đời nhằm xử phạt các website chứa những bài đăng có nội dung kém chất lượng và spam. Thuật toán này sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm đánh giá công bằng hơn và đưa các trang đạt chất lượng cao về vị trí xứng đáng trên SERPs.
Ngoài ra, Google Penguin còn giúp cải thiện trang web, đem lại trải nghiệm tốt hơn với người dùng. Lý do bởi vì thuật toán này ngăn cản việc người dùng tiếp cận các trang chèn các link không tự nhiên, link độc hại,… Với một số trang sử dụng quá nhiều đường dẫn để điều hướng người dùng đến đến những website quảng cáo cũng sẽ bị hạn chế nghiêm trọng.
Google Penguin được ra đời nhằm xử phạt các website spam
Dấu hiệu nhận biết tình trạng bị Google Penguin phạt
Sau khi tìm hiểu về khái niệm của Google Penguin, bạn cũng có thể hình dung được một số quy tắc cũng như hậu quả khi bị phạt của thuật toán này. Chính vì thế mà những SEOer cần phải nhìn ra các dấu hiệu để kịp thời cải thiện nội dung và khắc phục nó. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo trang web của bạn có thể bị thuật toán Penguin phạt.
Bài viết bị rớt top
Đối với những bài viết đang nằm ở top 10 trên SERPs nhưng đột nhiên bị rớt ra khỏi top 100 thì có thể trang web đó đang bị Penguin phạt. Nếu vài ngày sau đó, bài viết trở lại vị trí ban đầu thì có thể là do lỗi index của công cụ tìm kiếm, còn không thì chắc chắn bài viết đã vi phạm nguyên tắc của thuật toán đưa ra.
Thứ hạng bài viết bị giảm mạnh có thể là dấu hiệu bị phạt của Google Penguin
Thứ hạng từ khóa không thay đổi
Khi bạn đang tối ưu SEO cho các bài viết rất tốt nhưng thứ hạng của chúng lại không có sự thay đổi, hãy kiểm tra xem sự cạnh tranh của các từ khóa trong cùng một trang web hay không. Nếu như không thì khả năng rất cao trang web của bạn đang bị Google Penguin phạt.
Sử dụng link để liên kết càng nhiều nhưng thứ hạng càng giảm
Việc càng liên kết các bài viết trong một website thì sẽ càng được công cụ tìm kiếm đánh giá cao nhưng nếu như trang web của bạn đang trong thời gian nhận án phạt của Google Penguin thì bạn đi link sẽ làm giảm thứ hạng của bài đăng đó.
Trang web bị mất từ khoá và index
Đây chính là dấu hiệu nghiêm trọng nhất và cũng khó khắc phục nhất khi bị Penguin phạt. Trang của bạn sẽ không thể hiển thị trên Google tìm kiếm hoặc các từ khóa của bạn dần biến mất khỏi bảng xếp hạng.
Trang web bị mất từ khoá hoặc index
Hình phạt phổ biến của Google Penguin
Khi đã xác nhận được trang web đang vi phạm quy tắc về từ khóa và liên kết, Google Penguin sẽ áp dụng một số hình phạt phổ biến sau:
- Đánh rớt thứ hạng website: Google sẽ tiến hành đẩy trang web vi phạm xuống thứ hạng thấp hơn trên SERPs. Có thể đẩy các trang này ra khỏi top 100 tùy vào mức độ sai phạm mà Penguin sẽ thực hiện hình phạt cho hợp lý.
- Kìm hãm hiệu suất SEO: Khi bị phạt, cho dù quản trị viên thực hiện tối ưu từ khóa rất tốt nhưng cũng không mang lại được hiệu quả cao. Từ đó mà dẫn đến việc bài viết không thể thăng hạng.
- Xóa index: Nếu như một website spam lượng lớn từ khóa và link không tự nhiên, dẫn link quảng cáo,… thì trang đó có thể bị gắn thẻ noindex, tức là trang web sẽ không được hiển thị nữa. Tuy nhiên, hình phạt này chỉ áp dụng cho các trang bị vi phạm và làm ảnh hưởng đến một số nhóm trang liên quan chứ không tác động mạnh đến toàn bộ hệ thống bài đăng của website.
Cách khắc phục tình trạng bị Google Penguin phạt
So với các thuật toán khác của Google thì Penguin đưa ra hình phạt nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các SEOer cần phải nhanh chóng khắc phục hậu quả để giữ cho trang web hoạt động hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số cách hỗ trợ khắc phục hậu quả giúp trang web có thể ổn định hơn.
Đánh giá chất lượng các liên kết bài viết
Trong quá trình tối ưu SEO bài viết, việc đi link là yếu tố quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến kết quả thứ hạng cuối cùng. Các liên kết sẽ hỗ trợ bot Google phân tích dữ liệu của website một cách chính xác hơn. Do vậy, khi gắn các liên kết vào bài đăng, các SEOer cần cân nhắc đến chất lượng của các link này.
Trường hợp bị Google Penguin phạt, điều đầu tiên bạn cần cải thiện đó là chất lượng các liên kết. Đối với những liên kết không phù hợp hoặc không có độ tin cậy cao thì có thể xóa bỏ hoặc thay thế.
Sử dụng công cụ Disavow link
Disavow link là một công cụ nằm trong Google Search Console, nó có nhiệm vụ loại bỏ các backlink kém chất lượng. Bạn có thể sử dụng công cụ này để xác định bạn muốn Disavow những link nào một cách cụ thể. Ngoài việc từ chối liên kết theo cách riêng lẻ thì việc từ chối theo tên miền hay các tên miền phụ cùng đều được thực hiện trong công cụ này.
Google Disavow là một công cụ hữu ích để loại bỏ các backlink kém chất lượng
Chọn lọc các liên kết đến từ các trang web chất lượng cao giả định
Với nhiều SEOer mới thường sẽ xem liên kết đến từ các web chất lượng cao đều sẽ là link chất lượng cao. Tuy nhiên, khi nhận được backlink từ những trang có tên miền này, bạn nên kiểm tra, đánh giá chất lượng và chọn lọc một cách hợp lý. Bởi trong số các link đến từ website lớn vẫn có chứa những liên kết kém chất lượng. Nguyên nhân có thể đến từ các trang nhận tiền quảng cáo để lấy tên miền của website.
Kiểm tra backlink
Backlink là một phần quan trọng của SEO nhưng nó cũng được xem như là con dao hai lưỡi khi sử dụng để SEO trang web. Các link này đóng góp một phần không nhỏ trong việc thăng hạng cho website nhưng cũng có thể chính nó làm kéo lùi thứ hạng nghiêm trọng. Do vậy, các SEOer nên cần thường xuyên kiểm tra các backlink để đảm bảo chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang.
Khi phát hiện có dấu hiệu bị Google Penguin phạt, hãy sử dụng ngay công cụ Google Search Console để xem xét lại các backlink. Nếu nhận thấy có những backlink trỏ về trang web không chất lượng, bạn nên xử lý ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất SEO và bị Google Penguin chú ý.
Backlink đóng một phần quan trọng trong SEO
Xây dựng các liên kết chất lượng
Các liên kết chất lượng sẽ bao gồm backlink và intern link. Các SEOer nên xây dựng hệ thống internal link chất lượng bằng cách lựa chọn các bài viết cùng chủ đề có thể đi link với nhau. Các link này cũng cần được đặt phù hợp với ngữ cảnh của nội dung, và với những link không cùng chủ đề cần được xóa bỏ để cải thiện chất lượng liên kết web.
Ngoài ra, bạn cũng cần tìm backlink tốt để thay thế các link kém chất lượng đã bị loại bỏ, hoặc có thể dùng nó để thay thế những link có chất lượng thấp hơn. Việc đi link như này sẽ mất khá nhiều công sức và thời gian nhưng sẽ có ích lớn trong việc khắc phục hình phạt của Google Penguin.
Có thể thấy, thuật toán Google Penguin được Google áp dụng với mục đích chính là giúp đánh giá toàn diện, chuẩn xác hơn về website trong quá trình xếp hạng. Qua đó cũng giúp các SEOer, người quản trị website có ý thức hơn trong việc phát triển trang web một cách lành mạnh, từ đó kiểm soát được chất lượng hiệu quả, đem lại thứ hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm.