I. Social entity là gì?
Social entity là một thương hiệu, tên riêng hoặc sự kiện bất kỳ được người dùng khai báo thông tin trên trên mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram…) với số lượng lớn. Từ đó, làm cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing…) biết được đó là một thực thể nổi tiếng, có uy tín, khác biệt và độc lập với những thực thể khác.
Việc tạo social entity mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình marketing nói chung và SEO nói riêng, cụ thể:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: nhờ có entity mà thương hiệu của bạn tăng độ phủ và dễ được mọi người nhận ra trên mạng xã hội. Khi người dùng tìm kiếm thông tin về bạn, họ sẽ thấy một hồ sơ đầy đủ và nhất quán trên các kênh khác nhau.
- Cải thiện thứ hạng SEO: Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác đánh giá cao website có social entity chất lượng. Website của bạn sẽ có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm. Điều này giúp bạn thu hút nhiều khách hàng tiềm năng, nâng cao doanh thu.
- Tăng traffic cho website: entity giúp thu hút người dùng từ các mạng xã hội đến website. Khi chia sẻ nội dung chất lượng và tương tác với người dùng, họ sẽ có xu hướng click vào liên kết đến website. Điều này giúp tăng lượng truy cập website, tăng chất lượng site.
Xem ngay: Dịch vụ SEO website tổng thể Idigi – Cam kết có chuyển đổi
II. Khi nào cần tạo social entity cho website
1. Website mới
- Khi bạn mới tạo website, Google chưa biết website của bạn là gì và cung cấp nội dung gì. Social Entity sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về website của bạn và xác định chủ đề chính của website.
- Social Entity cũng giúp website mới nâng cao độ trust và tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
2. Website có ít backlink
Backlink là yếu tố quan trọng để đánh giá thứ hạng website. Nếu website của bạn có ít backlink, social entity sẽ giúp bạn xây dựng thêm backlink mới từ các mạng xã hội. Hơn nữa, backlink social entity thường có tỉ lệ nhấp chuột cao, tạo ra các link chất lượng, hạn chế nguy cơ bị spam.
3. Website muốn cải thiện SEO
Social entity được biết đến vào năm 2013 và trở thành yếu tố để Google xếp hạng website. Mặc dù yếu tố về entity chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong các tiêu chí đánh giá của Google nhưng nếu làm entity tốt, website sẽ nhanh lên TOP, rút ngắn quá trình SEO web.
4. Website cần xây dựng thương hiệu
Entity profile giúp bạn xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín cho thương hiệu. Khi bạn có một profile đủ tốt, người dùng sẽ tin tưởng bạn hơn và mua hàng từ bạn. Việc tạo ra nhiều profile social cũng giúp lan toả thương hiệu trên mạng xã hội, tiếp cận nhiều người dùng mới.
III. Hướng dẫn tạo entity profile hiệu quả cho SEO web
Để tạo social entity cho website, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:
Bước 1: Tạo thông tin cho thực thể
Bạn cần xác định thực thể để tạo entity là gì? Là cá nhân, công ty hay thương hiệu? Tiếp đến cần hiểu rõ các từ khóa chính liên quan đến entity mà bạn muốn tạo profile.
Tạo hệ thống thông tin cho entity, bao gồm: tên entity, mô tả, logo, hình ảnh, địa chỉ, số điện thoại, email, website…Điều này tạo ra sự đồng nhất trong tất cả social entity sẽ tạo sau này.
Bước 2: Tạo và cập nhật thông tin cho entity
Bạn hãy lên 1 list social để tạo entity cho website. Nếu bạn chưa biết, hãy tham khảo các social phổ biến sau: Facebook, Twitter, LinkedIn, Instagram, YouTube, Pinterest, TikTok, Reddit, Quora, Tumblr, Flickr, Yelp, Medium, SoundCloud, GitHub, Behance, Dribbble, Vimeo, SlideShare…
Khi tạo profile cho thực thể hãy sử dụng thông tin giống như bộ thông tin đã được chuẩn bị.
Bước 3: Thêm schema markup cho entity
Schema markup giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về entity của bạn và hiển thị thông tin chính xác trong SERPs (Search Engine Result Pages). Bạn có thể cung cấp thông tin về các thuộc tính của entity profile bằng các đánh giá Schema như: Product, Organization, Event…
Bước 4: Theo dõi quá trình lập chỉ mục (index) của social entity
Thông thường, sau khoảng 3 – 5 ngày các entity sẽ tự index. Tuỳ vào từng loại social mà thời gian index có sự chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình lập chỉ mục thì có thể sử dụng các công cụ “ép index”, ping entity.
Xem thêm: Mách bạn 10+ cách index bài viết lên Google nhanh nhất
IV. Quy trình chăm sóc social entity lâu dài
1. Thời gian chăm sóc entity website
Thời gian chăm sóc các thực thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng hầu hết chia thành 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (từ 2 – tháng đầu): bạn nên lập lịch đăng bài cho các entity, thông thường từ 3 – 5 bài/tuần/enity.
- Giai đoạn 2 (tháng 5 – tháng 8 tiếp theo): nên đăng ít nhất 1 bài/tuần.
- Giai đoạn 3 (từ sau tháng thứ 8): cần đăng ít nhất 1 bài/tháng.
2. Nội dung
Đây là yếu tố quan trọng để các công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng social entity. Vì thế bạn cần đầu tư nội dung có ích, mang tính chuyên sâu để Google hiểu được lĩnh vực mà entity hướng đến. Bạn nên chia sẻ theo tỉ lệ 7:3, nghĩa là cứ 7 bài mang tính chia sẻ thì sẽ có 3 bài theo hướng chuyên gia.
3. Tăng độ trust cho social entity
Bạn cần triển khai backlink để tăng độ uy tín cho entity. Do số lượng entity nhiều nên bạn chỉ cần chọn ra khoảng 10 nền tảng social chính và thực hiện đi backlink 2 – 3 tháng/lần.
Bên cạnh đó bạn còn có thể tăng trust bằng cách kéo traffic cho entity. Hãy thường xuyên kêu gọi người thân bạn bè hoặc mua các lượt like, share, comment cho thực thể.
Như vậy Idigi đã chia sẻ cho mọi người về social entity là gì cũng như cách tạo, chăm sóc entity hiệu quả trong SEO. Tin rằng sau bài viết này bạn sẽ tạo được hệ thống entity chất lượng website của mình. Và đừng quên chia sẻ bài viết đến bạn bè để mọi người biết được thông tin hữu ích này.